Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Khuyên
Xem chi tiết
Descendants “Trúc Trần”...
Xem chi tiết
_silverlining
25 tháng 12 2016 lúc 18:29
Bài làm

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

Bình luận (0)
Helloo
Xem chi tiết
Helloo
Xem chi tiết
︵✰Ah
10 tháng 1 2022 lúc 9:45

Tham Khảo (dựa vào dàn ý nhé !!!)
 

Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh

– Giới thiệu bài thơ “Rằm tháng giêng”

Thân bài:

* Cảnh đêm trăng tròn ở Tây Bắc (2 câu đầu)

– Cảnh trăng đẹp của đêm rằm, tạo không gian rộng lớn cao ráo

=> Đêm trăng tròn nhất, đẹp nhất

– Sông xuân, nước xuân, trời xuân

=> Khung cảnh đầy sức sống của mùa xuân Tây Bắc

=> Tất cả dựng lên một bức tranh thiên nhiên của mùa xuân trong một đêm “ lồng lộng trăng soi” thật rộng lớn, bat ngát và tràn đầy sức sống.

* Hình ảnh con người hoạt động cách mạng trong đêm trăng (2 câu cuối)

– “bàn việc quân”: bàn việc kháng chiến, bàn việc chiến đấu chống quân thù

– Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền” như ý nói sự lan toả của ánh trăng xung quanh những con người cách mạng qua đó thể hiện ước muốn, khát vọng kháng chiến thành công tốt đẹp

=> Sự ung dung, lạc quan của Người luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước, tâm hồn giao cảm như muốn hoà quyện với ánh trăng làm bạn với thiên nhiên Tây Bắc.

Kết bài:

– Giá trị nội dung bài thơ: vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc bao trùm lên con người cách mạng, tuy hai mà một như muốn hoà quyện vào với nhau dưới ánh trăng soi cùng với phong thái ung dung, lạc quan của Bác tạo nên một sức sống mãnh liệt trong bức tranh mùa xuân.

– Giá trị nghệ thuật: Bài thơ gốc được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và bản dịch sang thể thơ lục bát, sử dụng hình ảnh thơ rất bình dị và gần gũi

Bình luận (0)
Helloo
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
10 tháng 1 2022 lúc 10:44

Tham khảo:

  Có thể nói trăng là người bạn thân thiết của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó đã đi vào những bài thơ nổi tiếng của người, đặc biệt là bài thơ Rằm Thánh Giêng.

    Rằm tháng Giêng được sáng tác năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa là Nguyên tiêu: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.  

   Sau đó, nhà thơ Xuân Thủy dịch bài thơ ra tiếng Việt dưới thể lục bát, với tên là Rằm tháng Giêng. Bản dịch giữ được gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha của Bác Hồ.

  Nếu trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này, Bác tả cảnh trăng trên sông nước: Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

  Vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu. Khung cảnh mênh mông, tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vạn vật ăm ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và trời xuân nối tiếp, giao hòa, tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.  

  Trên một chiếc thuyền thu nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (yên ba thâm xứ), Bác cùng Chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc trọng đại đến chừng nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thốn, gian khổ. Tuy vậy, gian khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) đang tỏa sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông trăng và con thuyền cũng dường như trở đầy ắp ánh trăng (trăng ngân đầy thuyền). Trước đêm trăng đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên mà Bác vốn coi là một người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh con thuyền trở đầy ánh trăng lướt nhẹ trên dòng sông trăng là một hình ảnh lãng mạn có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Phải có một phong thái ung dung tự tại và niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì nhà thơ mới sáng tạo ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt như vậy.

     Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.

Bình luận (0)
Helloo
Xem chi tiết
Trần Hữu Tuấn Minh
9 tháng 1 2022 lúc 21:53

1.Mở bài:
- Giới thiệu chung
- Giới thiệu khái quát cảm nghĩ của mình
2.Thân bài:
*Dựa trên sự phân tích giá trị nghệ thuật, giá trị nội dung bằng các từ biểu cảm để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
- Câu thơ đầu: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
+ Trong sự yên tĩnh của rừng đêm, tiếng suối vọng lại càng trong trẻo và vang xa hơn.
+ Cách Bác so sánh "tiếng suối" với "tiếng hát" thật mới mẻ, làm cho tiếng suối gần gũi với con người lại trẻ trung, đầy sức sống
- Câu thơ thứ 2: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
+ Câu thơ là 1 bức trnh tuyệt đẹp: ánh trăng bao trùm lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng trăng bóng cây lại lồng vào bóng hoa tạo nên 1 hình ảnh lung linh, chập chờn với muôn hình nét đa dạng
+ Với điệp từ "lồng", nghệ thuật đan kết, bức tranh chỉ có 2 màu sắc: sáng và tối, 7 chữ trong câu thơ mà vẽ ra đc 1 cảnh có nhìu đg` nét, hình khối, tầng lớp. Những hình ảnh ấy quấn quít bởi âm hưởng của hai từ "lồng" trong 1 câu thơ.
- Hai câu cuối:
" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
+ Diễn tả trực tiếp tâm trạng của nhà thơ trước cảnh đêm trăng đẹp như bức tranh ấy.Nhà thơ làm sao có thể hờ hững đc. Nhà thơ đã hòa tâm hồn mình với tiếng suối với ánh trăng
+ Từ chưa ngủ đc lặp lại mở ra 1 chiều sâu mới cho tâm trạng của Bác - con người đang thao thức trong đêm khuya này vẫn còn 1 nỗi niềm lớn lao: nỗi lo cho nc, cho dân những ngày đầu đầy khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
3.Kết bài
- Khẳng định lại cảm nghĩ 1 lần nữa
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với Bác.

like cho mình nhé

Bình luận (1)
Helloo
Xem chi tiết
vugiang
10 tháng 1 2022 lúc 10:23

ko có ngắn đâu b

Bình luận (0)
Nguyễn Đăng Vinh
Xem chi tiết
Khánh Quỳnh
13 tháng 12 2021 lúc 21:43

Tham Khảo:

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được chúng ta biết đến với tư cách là một nhà chính trị gia xuất sắc. Đồng thời, Người cũng được biết đến là một nhà văn lỗi lạc. Tâm hồn nghệ sĩ và trái tim chiến sĩ dung hòa làm một tạo nên Hồ Chí Minh không thể nào được lặp lại. Những điều đó thầm nhuần trong các sáng tác của người. Trong đó, không thể không nhắc đến bài thơ Rằm tháng giêng.

 

Bài thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt - một thể thơ trung đại vô cùng quen thuộc. Hai câu thơ đầu, tâm hồn nghệ sĩ được thoải mái rộng mở, hô ứng với cảnh xuân vời vợi.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Chính giữa đêm khuya, trăng tròn vành vạnh, là thời điểm lãng mạn nhất của một đêm trăng. Còn gì bằng, thi sĩ ngồi trên chiếc thuyền lênh đênh trên dòng sông mà ngắm nghía cái vẻ đẹp tròn đầy của trăng. Và lại càng đẹp hơn khi đêm trăng đó lại chính là một đêm xuân. Xuân ngự trị trên cả bức tranh phong cảnh. Sắc xuân như men rượu làm người say, mà cảnh cũng say theo. Khiến dòng sông, bầu trời nhuốm đầy vẻ xuân. Tác giả dùng liên tiếp ba chữ xuân trong một câu thơ bảy chữ khiến sắc xuân phơi phới, dồn dập, đầy ắp đến tràn đầy. Hơi men mùa xuân loang ra trên dòng sông, trên mây trời, trên ánh trăng, xóa nhòa đi mọi khoảng cách. Khiến bầu trời như hòa làm một với dòng sông. Tất cả là một chiều không gian đương lúc xuân thì. Thật là một cảnh đẹp hiếm có. Khiến cho trái tim người nghệ sĩ vì thế phải say sưa.

Thế nhưng trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời ấy, người nghệ sĩ vẫn không bỏ quên đi nhiệm vụ cao cả của mình, không quên đi phần còn lại của con người mình: đó là một người chiến sĩ. Những con người xuất hiện trong câu thơ thông qua hình ảnh “đàm quân sự”. Dù cảnh sắc mùa xuân hữu tình hấp dẫn đến như vậy, nhưng những người chiến sĩ vẫn một lòng tập trung vào công việc. Họ hăng say, chuyên tâm nghiên cứu những đường lối, chính sách phục vụ cho công cuộc chiến đấu của dân tộc đến quên cả thời gian, quên cả không gian.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dù đêm đã rất khuya, dù cảnh sắc thiên nhiên vô cùng hấp dẫn, thì cũng không thể nào làm lung lay ý chí của người chiến sĩ ở trong chiếc thuyền kia được. Chính vì đêm khuya, nên ánh trăng chính viên, trải đầy ánh ngọc ánh ngà lên lướt cả con thuyền, dát bạc cả dòng sông. Và cũng có lẽ, đó chính là ánh sáng của tương lai rạng ngời phía trước. Rằng chiến dịch rồi sẽ thành công vang dội, người dân rồi sẽ nô nức vui mừng độc lập, nhờ có những người chiến sĩ một lòng vì nước vì dân mà quên đi tất cả trong chiếc thuyền ngoài kia.

 

Bài thơ Rằm tháng giêng đã khắc họa nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng thơ mộng, hữu tình, khắc họa chân dung một người nghệ sĩ với tâm hồn nhạy cảm trong Hồ Chủ tịch. Nhưng đồng thời, hình ảnh người chiến sĩ Hồ Chí Minh cũng hiện lên rõ nét qua hình ảnh con người đàm quân sự. Như vậy, chiến sĩ - nghệ sĩ - hai con người tưởng như đối lập nay đã được dung hòa làm một, thể hiện trong một tác phẩm thơ. Nhờ đó, tạo nên một tác phẩm thơ thành công như Rằm tháng giêng.

Bình luận (0)
Đỗ Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Hoàng Thanh Mai
22 tháng 11 2016 lúc 22:36

trên mag bài này đầy ra mak bn

Bình luận (0)
Mũ Rơm
28 tháng 11 2016 lúc 20:27

đề dễ ***** ra mà éo làm đc tưởng học giỏi văn lắm cơ mà

Bình luận (4)
Minh Trịnh
Xem chi tiết
Trường Phan
27 tháng 12 2021 lúc 8:50
1. Tác giả Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn, nhà thơ lớn.

 

- Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.

Một số tác phẩm nổi bật:

+ Tuyên ngôn độc lập (1945, văn chính luận)

+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, văn chính luận)

+Đường Kách Mệnh (1927, tập hợp những bài giảng)

+ Con rồng tre (1922, kịch )

+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

2. Tác phẩm Rằm tháng Giêng

Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta.Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch.

Bố cục

Gồm 2 phần:

Phần 1. Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng.

Phần 2. Hai câu sau: Con người cách mạng trong đêm trăng.

Phương thức biểu đạt

Miêu tả kết hợp biểu cảm

Thể thơ

Thất ngôn tứ tuyệt.

Giá trị nội dung

- Bài thơ "Rằm tháng giêng" đã miêu tả hình ảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng rằm tháng Giêng. Qua đó nhà thơ đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước và niềm tin chiến thắng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

 

Bạn tham khảo nha!!

Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh giản dị, sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ

- Ngôn ngữ sáng tạo, hình ảnh thơ trong sáng

Bình luận (0)